Văn hoá Quận_thương_mại_trung_tâm_Sydney

Sydney CBD là khu vực tổng hợp với nét văn hoá sống động do đặc thù các sinh hoạt về đêm, mật độ lưu thông cao của khách bộ hành và tập hợp nhiều cơ sở văn hoá. Các cơ sở văn hoá đặc trưng bao gồm Bảo tàng Sydney, Thư viện bang New South Wales, Nhà lưu niệm Hải quan, Thư viện Sydney, Rạp hát Royal, Rạp hát RecitalQuỹ Japan Foundation. Tổng cộng có 19 nhà thờ trung khu trung tâm Sydney[4].

Nhiều cơ sở văn hoá khác tập trung quanh khu vực Sydney CBD, chẳng hạn như Nhà hát Opera Sydney và Bảo tàng Nghệ thuật đương đại về hướng Bắc, Bảo tàng ÚcTrung tâm Triển lãm nghệ thuật tiểu bang về hướng Đông, Bảo tàng Powerhouse về hướng Tây, Trung tâm Triển lãm White Rabbit và chi nhánh Haymarket của Thư viện Sydney về hướng Nam.

Vào dịp tháng Giêng hàng năm, thành phố tổ chức Lễ hội Sydney Festival, với nhiều triển lãm vũ nhạc và nghệ thuật trong nhà và ngoài trời tại các địa điểm khác nhau. Các chương trình nghệ thuật văn hoá Úc và quốc tế, nhất là văn hoá Thổ dân Úc diễn ra thường xuyên. Nhiều sự kiện trong số này đều miễn phí.

Liên hoan phim Sydney là một sự kiện quốc tế thường niên được tổ chức vào tháng 6. Liên hoan bắt đầu lần đầu tiên ngày 11 tháng 6 năm 1954, kéo dài trong vòng 4 ngày và tổ chức một số suất chiếu tại Đại học Sydney.

Sydney duy trì nét văn hoá cà phê sống động, cùng với các hộp đêm rải khắp, tập trung nhiều ở một số khu đặc biệt là khu Darling Harbour[5]. Mặc dù Kings Cross về lý thuyết không nằm trong Sydney CBD, đi qua khu này chỉ cần một đoạn ngắn qua đường William, vốn chạy dọc theo công viên Hyde. Khu giải trí Kings Cross nằm lọt trong vành đai trong trung tâm Sydney.